Việc xây dựng trường học hạnh phúc là xu thế phát triển của nền giáo dục thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trường học hạnh phúc là gì và đâu là những tiêu chí để đánh giá một ngôi trường hạnh phúc? Dưới đây là tổng hợp 22 tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc của UNESCO và 3 tiêu chí trường học hạnh phúc của Việt Nam được Times School chia sẻ, mời phụ huynh cùng tham khảo.
Nhóm tiêu chí 1: Con người
Tình bạn và các mối quan hệ trong nhà trường
Học sinh cảm thấy được yêu thương, tôn trọng và có cảm giác thuộc về một cộng đồng. Một trường học hạnh phúc là môi trường có thời gian học tập xã hội khuyến khích xây dựng tình bạn bền chặt và các mối quan hệ văn minh, trí thức.
Phẩm chất và thái độ tích cực của giáo viên
Không chỉ học sinh mà mỗi giáo viên của trường học hạnh phúc luôn có thái độ tích cực. Nhu cầu về thái độ và tính tích cực của thầy cô giáo rất quan trọng đối với các trường học đạt tiêu chí hạnh phúc. Điều này được đặc biệt nhân mạnh bởi phụ huynh, học sinh và giáo viên.
Giá trị và thực tiễn, tích cực và hợp tác
Trong cộng đồng trường học hạnh phúc có lòng tốt, lòng khoan dung, sự đồng cảm, sự quan tâm và đối xử bình đẳng.
Tôn trọng sự khác biệt
Các nội dung như phương pháp dạy và học thú vị, hấp dẫn, học tập hữu ích, phù hợp và hấp dẫn, thái độ và thuốc tính tích cực của mỗi giáo viên cần được tôn trọng về sự đa dạng và khác biệt.
Hạnh phúc và phúc lợi của giáo viên
Trong các tiêu chí xây dựng ngôi trường hạnh phúc không thể không kể đến hạnh phúc của giáo viên. Đừng chỉ tập trung vào việc cải thiện điều kiện với mỗi học sinh, chúng ta nên chăm lo và cải thiện điều kiện và phúc lợi của giáo viên. Điều này giúp đảm bảo thái độ và phẩm chất tích cực của các thầy cô giáo.
Nhà trường cần thực hiện tốt việc công nhận, khen thưởng và ý thức về thành tích của giáo viên. Bởi nếu giáo viên được tôn trọng, thừa nhận, có cơ hội phát triển nghề nghiệp và có mức lương tương xứng sẽ có lợi cho việc giảng dạy của họ. Thầy cô giáo sẽ có động lực hỗ trợ, thúc đẩy học sinh học tập tốt hơn.
Năng lực của giáo viên
Để cải thiện hạnh phúc trong trường học các giáo viên cần được nhấn mạnh cơ hội phát triển nghề nghiệp. Các khóa học đào tạo, đặc biệt là phương pháp giảng dạy, sự đổi mới và sáng tạo trong dạy học sẽ giúp thầy cô thực hiện việc công việc của mình một cách hấp dẫn và thú vị hơn.
Nhóm tiêu chí 2: Quá trình giảng dạy và học tập
Khối lượng học tập hợp lý
Hiện nay có một thực tế khiến phụ huynh, học sinh và giáo viên không hài lòng là khối lượng bài tập về nhà không hợp lý và việc thi cử. Trong trường học hạnh phúc vấn đề này được điều chỉnh để đảm bảo tính công bằng và hợp lý với người học.
Hoạt động ngoại khóa được tổ chức hiệu quả
Một trong những chiến lược quan trọng nhất để trường học trở nên hạnh phúc hơn chính là các sự kiện và hoạt động ngoại khóa của trường. Học sinh có cơ hội tham gia các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa và các sự kiện ở trường sẽ phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần.
Hoạt động ngoại khóa đặc biệt có lợi trong việc khắc sâu điểm mạnh trong tính cách, được thừa nhận lợi ích là trọng tâm của giáo dục tích cực như tính kiên trì, tinh thần đồng đội, lòng tốt… Học sinh nên được chủ trì trong các hoạt động và giáo viên đóng vai trò là người phối hợp tổ chức.
Phương pháp giảng dạy sáng tạo
Quá trình dạy học sẽ trở nên thú vị hơn cho cả giáo viên và học sinh nếu sử dụng phương pháp dạy học hấp dẫn. Trường học hạnh phúc sẽ gồm những giờ học thú vị, vui vẻ bằng cách sử dụng tài liệu giảng dạy sáng tạo kết hợp với những hoạt động vui nhộn. Giáo viên kết hợp các phương pháp giáo dục thay thế để nắm bắt tiềm năng của học sinh.
Tinh thần làm việc nhóm và hợp tác
Trong các yếu tố quan trọng xây dựng trường học hạnh phúc thì tinh thần làm việc theo nhóm và hợp tác đóng vai trò quan trọng. Các yếu tố bao gồm khuyến khích học sinh học tập cùng nhau, tạo cảm giác thân thuộc. Bởi vì hợp tác trong học tập cho phép người học cùng làm việc, chia sẻ trách nhiệm, vai trò, tài liệu và cơ hội.
Học tập nhóm giữa giáo viên và học sinh
Trong 22 tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc không thể bỏ qua việc học tập nhóm giữa giáo viên và học sinh. Thông qua hành trình chung hoặc hoạt động hướng tới mục tiêu chung sẽ tạo ý thức làm chủ trong quá trình dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
Sự tự do sáng tạo của người học
Một trong những tiêu chí trường học hạnh phúc đáng chú ý khác là học sinh được sáng tạo. Nếu chúng ta tạo dựng môi trường ngăn cản sự tự do, sáng tạo sẽ khiến học sinh không muốn nói, ngại giao tiếp vì sợ mắc sai lầm. Vì vậy trường học hạnh phúc cần được đảm bảo quyền tự do ngôn luận, chia sẻ trách nhiệm theo cách không mắc lỗi sai và không đe dọa.
Được công nhận và khích lệ
Trường học hạnh phúc là nơi mà người học cảm nhận được sự công nhận, khích lệ của nhà trường, giáo viên và phụ huynh. Từ đó các em tự ý thức về thành tích và phấn đấu để đạt được thành tích.
Sự công nhận và phản hồi tích cực của nhà trường, thầy cô, bạn bè và cha mẹ làm nên giá trị cao trong mắt người học. Từ đó các em được thúc đẩy để cải thiện học tập, nỗ lực hoàn thành các mục tiêu. Các thành tích đạt được dù là nhỏ của học sinh cũng nên được công nhận và được tôn vinh ở trường học hạnh phúc.
Sức khỏe tinh thần
Sức khỏe tinh thần chính là yếu tố dẫn đến hạnh phúc trong trường học. Môi trường học tập dễ bị bắt nạt, không an toàn dễ dẫn đến bất hạnh.
Trên thực tế, do việc canh tranh thứ hạng thành tích học tập, do nền tảng kinh tế xã hội khác nhau giữa các học sinh là nguyên nhân khiến bạo lực học đường, bắt nạt gia tăng. Vì vậy trường học hạnh phúc cần quan tâm đến sức khỏe tinh thần, tạo ra môi trường an toàn, nơi mà người học không có cảm giác sợ hãi, lo lắng, cô đơn hay bị cô lập
Nhóm tiêu chí 3: Môi trường nhà trường
Môi trường an toàn, không có bắt nạt
Những khách thể tham gia khảo sát xác định rằng, một môi trường không an toàn, dễ bị bắt nạt, là yếu tố dễ dẫn đến những bất hạnh trong trường học. Họ cũng cho rằng bạo lực, bắt nạt học đường gia tăng là do hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau của học sinh, và do sự cạnh tranh thứ hạng của học sinh trong thành tích học tập. Ngoài ra, những người được hỏi cũng cảm thấy rằng, một môi trường không an toàn sẽ tạo cho học sinh cảm giác bị cô lập, sợ hãi, lo lắng và cô đơn.
Không gian học tập xanh và cởi mở
Trường học hạnh phúc là môi trường học tập tích cực trong đó bao gồm không gian học tập với cơ sở hạ tầng hiện đại, cơ sở vệ sinh, an toàn và thiết bị công nghệ thông tin. Đặc biệt học sinh cần có không gian vui chơi xanh ngoài trời để có sự thoải mái bên ngoài lớp học và kết nối với thiên nhiên.
Môi trường học tập ấm áp và thân thiện
Môi trường học tập an toàn, thân thiện và ấm áp là yếu tố quan trọng để nuôi dưỡng hạnh phúc trong trường học. Môi trường học tập này giúp việc tương tác giữa các thành viên trong trường học, lớp học nhiều hơn và thân thiện hơn.
Quản lý trường học dân chủ
Quản lý trường học dân chủ là tiêu chí được các bên liên quan xem xét và là yếu tố quan trọng để hình thành nên trường học hạnh phúc. Tại trường học sinh có quyền đặt câu hỏi và được giải đáp về những quy tắc, quy định hay những gì cảm thất nghiêm ngặt và không hợp lý. Bên cạnh đó giáo viên và học sinh được quyền đóng góp ý kiến về hoạt động quản lý chung của nhà trường.
Tầm nhìn của lãnh đạo nhà trường
Để trường học trở thành trường học hạnh phúc cần phải có tầm nhìn của lãnh đạo nhà trường. Cần xem xét nhiều hơn về việc quản lý và tầm nhìn rộng hơn của trường học sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trường học hạnh phúc.
Kỷ luật tích cực
Các trường học nên sử dụng các kỹ thuật kỷ luật tích cực thay vì trừng phạt cảm xúc hay thể chất. Những hình phạt về tinh thần hay thể chất có thể khiến môi trường giáo dục trở nên không hạnh phúc.
Ví dụ: Không nên so sánh về hành vi, thành tích, ngoại hình của học sinh với nhau sẽ khiến các em cảm thấy mất tự tin vào bản thân. Các hình phạt với những sai lầm có thể khiến người học có xu hướng giảm sút năng lực học tập.
Sức khỏe và dinh dưỡng
Trường học sẽ trở nên hạnh phúc hơn nếu học sinh được học tập trong môi trường sạch sẽ, lành mạnh với chế độ dinh dưỡng tốt. Vì vậy trong trường học hạnh phúc yếu tố sức khỏe, dinh dưỡng và vệ sinh cần được đặc biệt coi trọng.
3 tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc của Việt Nam
Ngoài 23 tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc của UNESCO, Việt Nam có 3 tiêu chí liên quan đến vấn đề này theo công đoàn giáo dục. Times School đã tổng hợp thông tin cụ thể mời phụ huynh cùng tham khảo.
Môi trường học tập và phát triển bản thân
Đối với tiêu chí môi trường học tập và phát triển bản thân cần đảm bảo:
- Trường học hạnh phúc đảm bảo cho cán bộ, giáo viên, người lao động và học sinh sức khỏe thể chất là sức khỏe tâm lý (phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường, bắt nạt…) khi giảng dạy, học tập và tham gia các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức. Đảm bảo không xảy ra các hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường.
- Cán bộ, người lao động, nhà giáo thường xuyên sử dụng các biện pháp giáo dục, kỷ luật tích cực.
- Duy trì không khí lao động, học tập ấm áp, thân thiện, các thành viên trong trường lớp được tôn trọng, được yêu thương, được có giá trị, được thấu hiểu và đảm bảo an toàn.
- Phòng làm việc, phòng học, thư viện, nhà thể thao, sân chơi, phòng chức năng… trong trường hạnh phúc được đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn theo quy định, tạo dựng môi trường thân thiện, xanh – sạch – đẹp.
- Cán bộ, giáo viên, người lao động, học sinh được đảm bảo vệ dinh dưỡng, vệ sinh thực phẩm.
- Trường hạnh phúc tạo cơ hội để mỗi nhà giáo, mỗi học sinh, mỗi người lao động được phát triển tối đa tiềm năng của bản thân, tất cả cùng thay đổi, tiến bộ và không ai bị bỏ lại.
- Trường học xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
Dạy và học
Trong hoạt động dạy và học tại trường học hạnh phúc cần thực hiện:
- Thực hiện phân công nhiệm vụ, giảng dạy cho cán bộ, người lao động, nhà giáo trong trường một cách hợp lý, công bằng, phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện cá nhân để phát huy tối đa tiềm năng, hiệu quả làm việc của mỗi người.
- Toàn thể cán bộ, giáo viên, người lao động làm gương trong mọi hoạt động giáo dục, giảng dạy và học tập cho học sinh.
- Các hoạt động liên quan đến công tác quản lý, dạy và học phải được bàn bạc công khai, thấu hiểu, lắng nghe đối thoại cởi mở và tích cực.
- Áp dụng phương pháp, hình thức tổ chức, nội dung dạy và học hữu ích, lôi cuốn, hấp dẫn tạo hứng thú và phù hợp với từng đối tượng, chấp nhận sự khác biệt tâm lý, hoàn cảnh, thể chất của mỗi học sinh.
- Các nội dung thi cử, học tập tại nhà khi giao nhiệm vụ cho người học cần đảm bảo vừa sức không làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý, sức khỏe và thể chất.
- Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ, người lao động, nhà giáo và học sinh được tự do phản hồi, gắn kết, sáng tạo, chủ động thể hiện ý. tưởng, quan điểm; có cơ hội phát triển, thể hiện và khẳng định giá trị, năng lực của bản thân; hình thành thói quen làm việc nhóm và hợp tác.
- Trường thành lập và duy trì các nhóm nhà giáo cùng phát triển từ cấp tổ chuyên môn để tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ, khắc phục khó khăn.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tăng cường thể lực, tăng cường giao lưu các mối quan hệ và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực.
- Khắc phục triệt để cách tương tác, quản lý mang tính áp đặt gây căng thẳng cho cán bộ, giáo viên, người lao động và học sinh.
- Cán bộ, giáo viên, người lao động tự chăm sóc thể chất, sức khỏe tâm lý, tự thực hành và trang bị cho mình các giá trị sống phù hợp chuẩn mực đạo đức, nhân cách trong môi trường giáo dục.
Mối quan hệ trong nhà trường
Trong các tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc, tiêu chí về mối quan hệ trong nhà trường cần thực hiện được các tiêu chuẩn sau:
- Cán bộ, giáo viên và người lao động cần làm gương trong các mối quan hệ, giao tiếp, tương tác và đối thoại chuẩn mực cho học sinh.
- Cán bộ, giáo viên, người lao động và học sinh tôn trọng, lắng nghe, thấu hiểu và chủ động trong xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và tích cực; quản lý cảm xúc tiêu cực trong giao tiếp, tương tác, đối thoại và làm việc với cán bộ, giáo viên, người lao động và học sinh.
- Nhà trường cùng hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ trong các nhiệm vụ được giao của mỗi thành viên.
- Cùng giúp đỡ, chia sẻ với cán bộ, giáo viên, người lao động và học sinh có hoàn cảnh riêng hay có nhu cầu đặc biệt.
- Thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, kỹ năng và tác phong làm việc chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất.
- Lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây dựng trong việc xử lý công việc tại trường với đồng nghiệp và học sinh.
- Duy trì công tác phối hợp, hợp tác hiệu quả với cộng đồng địa phương, các lượng lượng có liên quan và phụ huynh trong hoạt động giáo dục học sinh.
Các tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc hướng đến mục tiêu tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử, làm việc, giảng dạy và học tập nhằm chuyển biến căn bản để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách và lối sống văn hóa. Hy vọng tổng hợp thông tin của 22 tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc của UNESCO và 3 tiêu chí của Việt Nam là là nguồn tư liệu hữu ích với bạn. Chúc giáo viên và học sinh sẽ thực sự cảm thấy hạnh phúc, vui với công việc giảng dạy và học tập của mình, giải tỏa mọi áp lực khi đến trường.
Times School – ngôi trường tiên phong triển khai mô hình giáo dục khai phóng đang không ngừng nỗ lực để xây dựng trường học hạnh phúc theo 22 tiêu chí của UNESCO. Với sứ mệnh hướng đến đào tạo những thế hệ học sinh tự chủ, sống hạnh phúc, làm hiệu quả, Times School sẽ cùng con và ba mẹ đồng hành trong chặng đường tương lai. Mọi thông tin chi tiết quý phụ huynh liên hệ hotline 0962 340 110 hoặc để lại thông tin tư vấn tại đường link https://bit.ly/thongbaotuyensinhTimesschool.